I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA
Nhà nước có Hiến pháp và pháp luật, làng có hương ước, Họ có tộc ước. Họ Nguyễn Tiên Điền ta, chưa có tộc ước bằng văn bản, đời truyền đời về gia phong, gia lễ, hàng thứ tộc trưởng, trưởng chi, trưởng phái thờ cúng tổ tiên, ngày giỗ tổ, lễ nghi, kính lão trọng thọ, uống nước nhớ nguồn, đã được đời này qua đời khác thực hiện và giữ gìn.
Do thăng trầm của lịch sử đất nước, các tục lệ đã bị mai một, nay có điều kiện khôi phục việc họ, vì vậy cần có tộc ước bằng văn bản để đáp ứng với sự phát triển của dòng họ và xã hội.
II. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Tất cả thành viên trong họ Nguyễn Tiên Điền, làm ăn ở quê, ở mọi miền của Tổ Quốc hay ở nước ngoài, là trai, dâu, gái họ đều phải gương mẫu thực hiện và giáo dục con cháu giữ gìn gia thất, gia phong, truyền thống: "Cha, Mẹ hiền từ, con trung hiếu, cháu thảo hiền", nuôi con khỏe dạy con ngoan: Là công dân tốt.
2. Tộc trưởng là trưởng của phái cả, chi cả. Tộc trưởng qua đời, con trưởng thay thế, con trưởng mất, cháu trưởng thay thế. Nếu tộc trưởng không có nhân đinh kế thế, sau khi qua đời, người lên thay phải là em trai tộc trưởng, em trai tộc trưởng từ trần, con cả lên thay, nhưng phải có năng lực, uy tín, tâm huyết với việc họ, được hội đồng gia tộc và trong họ nhất trí cao. Người nhận chức tộc trưởng phải sắm lễ đến từ đường kính cáo Tổ Tiên, hứa trước anh linh Tiên Tổ và trong họ hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của người tộc trưởng.
3. Hội đồng gia tộc gồm: Tộc trưởng, trưởng các phái, các vị thúc phụ có uy tín, năng lực, có điều kiện, sức khỏe, thời gian, được trưởng phái giới thiệu tham gia hội đồng gia tộc.
4. Tộc trưởng và hội đồng gia tộc giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc họ. Muốn tỏ rõ lòng thành kính với Tổ Tiên, trước hết tộc trưởng và các thành viên hội đồng gia tộc phải dân chủ, đoàn kết thương yêu, quý trọng nhau, hoàn thành tốt mọi công việc của dòng họ.
5. Là con, cháu Tổ họ Nguyễn 3, ở bất cứ đâu, làm công việc gì cũng phải luôn giữ gìn truyền thống văn hóa, con người thanh lịch. Khi dòng họ tổ chức tế xuân - giỗ Tổ - đi mừng thọ - đi đám hiếu, không uống rượu say, không mất đoàn kết trong và xung quanh khu vực từ đường, ở các gia đình đến mừng thọ, phúng viếng hoặc các lễ hội khác.
6. Dạy bảo, khuyên răn con cháu chăm ngoan học giỏi, không mắc các tệ nạn xã hội.
III. QUY ĐỊNH CHI TIẾT HÀNG NĂM
1. Tế xuân trưa mồng một Tết nguyên đán: Tất cả con, cháu Tổ 10 giờ về từ đường lễ Tổ, mừng xuân.
2. Giỗ Tổ mùng 3 tháng 3 và 28 tháng 10: tất cả con, cháu chắt nội ngoại của Tổ về từ đường giỗ Tổ. Trai, dâu còn trẻ, gái chưa đi xây dựng gia đình, ai được các phái cử vào ban hậu cần, bài trí, tài chính có mặt từ 07 giờ 30 phút ngày mùng 2 & 3 tháng 03 và 27 & 28 tháng 10 để làm việc. Còn lại, tất cả có mặt lúc 07 giờ 30 phút mùng 03 tháng 3 và 28 tháng 10 cùng tham gia tiếp khách, giúp đỡ ban hậu cần. Ban hành lễ gồm nam thanh niên và trung niên.
Mùng 3/3 & 28/10 từ 07h00 – 08h30: con cháu Tổ có lễ, đăng ký dâng hương lễ Tổ. Từ 08h30 – 10h30 ban hành lễ, tế chính kỵ
Con cháu Tổ ở xa, không có điều kiện về quê giỗ Tổ được thì anh em ở gần nhau tổ chức tập trung về một điểm làm lễ cúng vọng trước hoặc sau ngày chính kỵ Tổ.
3. Giỗ Đức Tổ Cô: tất cả con cháu Tổ, rước chân nhang Tổ thờ phụng tại gia, kỵ Tổ ngày 10/11. Ngày 11/11 tập trung về từ đường giỗ Tổ để ngày giỗ Tổ Cô cũng đông vui, long trọng như giỗ Tổ Ông, Tổ Bà.
Các tiết lễ và giỗ tổ, hội đồng gia tộc họp thống nhất đinh xuất cúng Tổ, bầu trưởng, phó ban hậu cần và quyết định các phái cử người vào ban hậu cần, bầu ban bài trí & lễ tân.
4. Cột cờ: thường xuyên kéo Quốc kỳ; ngày tết, giỗ Tổ kéo cờ đại.
5. Trong nhà thờ Tổ: hàng ngày, sáng sớm thắng 1 tuần hương và thỉnh 3 hồi 9 tiếng chuông.
6. Mừng thọ:
Trải qua bao đời nay, ở nước ta nói chung, dòng họ ta nói riêng đã có phong tục “kính già, trọng lão, trọng hàng trên” là nét đẹp truyền thống của nền văn hóa dân tộc, của dòng họ. Các cụ cao niên đối với công việc của họ rất quan trọng, đối với dòng tộc, các cụ là bậc tôn trưởng, có ảnh hưởng, có uy tín, các cụ nói mọi người hưởng ứng, các cụ làm con cháu làm theo. Những thành quả của dòng tộc, các cụ nối tiếp nhau gìn giữ, tu tạo ngày một khang trang, thế hệ sau phải tôn kính quý trọng, có trách nhiệm và bổ phận quan tâm đến thế hệ trước, các cụ đến tuổi 70 – 80 – 90 – 100 và trên 105 tuổi, phải tổ chức chúc mừng thọ các cụ chu đáo. Giỗ tổ mùng 03/03 sắm lễ thọ lễ Tổ, biếu lộc các cụ.
Họ không phân biệt nội, ngoại. Gia đình có các cụ nhận mừng thọ, trưa mồng một Tết Nguyên Đán, có lễ về từ đường kính cáo Tổ Tiên, các gia đình có ý kiến với họ nếu có nhu cầu mời họ đến nhà mừng thọ cụ, các gia đình ở xa có thể về lễ Tổ trước ngày mồng một Tết, họ tổ chức đoàn đại biểu đến chúc thọ, tặng quà cụ và chúc mừng năm mới gia đình.
7. Thăm hỏi:
“Nói dến con cháu Tổ là nói đến dòng họ, nói đến huyết thống, cùng chung một giọt máu đào”, nhưng từ sau cuộc cách mạng tháng 8/1945 đến 30/04/1975, cả nước phải dồn hết sức lực vào 2 cuộc kháng chiến chống Pháp & Mỹ mọi người phải lo nghĩ trước tiên về đánh giặc ngoại xâm, sống, chết, đói, rét,… không có điều kiện thăm hỏi, động viên nhau. Từ khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, nhân dân cả nước nói chung, từng dòng họ và gia đình nói riêng được hưởng hòa bình, độc lập, tự do, từ đó mới có điều kiện chăm lo cuộc sống văn hóa, phục hồi việc họ. Dòng tộc ta nhờ phúc ấm Tổ Tiên, nhờ công ơn Đảng và Bác Hồ, đời sống vật chất, văn hóa tinh thân của con cháu Tổ đã phát triển tốt, thành đạt, có điều kiện để quan tâm đến nhau.
Ngày 09/03/2013 (ngày 17/02 âm lịch) Hội đồng gia tộc họp, bàn bạc, thảo luận và thống nhất quyết định từ tháng 04 năm Nhâm Thìn (2012), dòng họ tổ chức thăm hỏi động viên các thành viên nội, ngoại trong họ không may ốm đau, hoạn nạn phải đi viện hoặc các trường hợp cô đơn hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, các cụ hàng cao, cao niên không đi lại được. Hội đồng gia tộc đại diện dòng họ tổ chức đến thăm hỏi, động viên.
Quà mừng thọ, thăm hỏi căn cứ ngân quỹ, thời giá và từng trường hợp giao cho Hội đồng gia tộc quyết định.
8. Khuyến học khuyến tài:
Hàng năm tổ chức khen thưởng cho các cháu chăm ngoan hiếu học, học giỏi, các cháu nghèo vượt khó, các cháu đỗ lớp 10, trung cấp, cao đẳng, đại học, đi du học, nghiên cứu sinh ở nước ngoài.
Các cán bộ từ cấp xã trở lên, công chức, viên chức Nhà nước, doanh nghiệp, các lực lượng vũ trang nhân dân, các thầy cô giáo được khen thưởng, tiến chức.
Xây dựng gia đình Khuyến học khuyến tài, cả dòng họ K.H.K.T.
9. Việc hiếu:
Khi gia đình có người từ trần, ông bà trưởng phái giúp gia đình xếp đặt công việc và cử người đem lễ đến từ đường kính cáo Tổ Tiên, báo tộc trưởng và trưởng ban hiếu tộc; tộc tưởng và trưởng ban hiếu tộc giao cho biện họ báo cho trưởng phái điều nhân lực, địa điểm tập trung, thời gian đi phúng viếng.
Các gia đình ở xa, về kính cáo Tổ Tiên, nếu có nhu cầu mời họ đến phúng viếng, phải hợp đồng thời gian và những nội dung họ được tổ chức phúng viếng nếu cần ở lại tiễn đưa về nơi an nghỉ cuối cùng phải có ý kiến trước để ban hiếu tộc và biện họ sắp xếp.
Gia đình có người qua đời, sau 100 ngày, đến ngày giỗ Tổ gần nhất, có lễ về từ đường kính cáo Tổ Tiên và đề nghị Thường trực Hội đồng gia tộc ghi vào phú úy.
10. Gia phả: Cứ 10 năm 1 lần thường trức Hội đồng gia tộc ghi bổ sung vào gia phả các thành viên mới sinh – dâu mới & ngày tháng năm của những thành viên qua đời.
IV. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ TỪNG THÀNH VIÊN
1. Tộc trưởng:
Vai trò tộc trưởng hết sức quan trọng trong mội công việc: phục hồi, phát triển, xây dựng, duy trì, lễ nghi, tế tự, gia phả, phú úy, tu tạo, bảo vệ từ đường, đối nội, đối ngoại,…song dù Họ có tộc trưởng nhiệt tình, năng lực nhưng cũng không thể điều hành hết mọi công việc. Vì vậy, tộc trưởng phải chủ động, kết hợp chặt chẽ với Hội đồng gia tộc để điều hành việc họ.
Trong họ có thanh viên qua đời, tộc trưởng đến hỏi thăm, chia buồn, tham gia bàn công việc và chỉ dẫn hiếu chủ về gia lễ. Tộc trưởng không làm chủ lễ các đám hiếu.
2. Hội đồng gia tộc:
Cơ cấu gồm: Tộc trưởng, trưởng các phái, các cụ hàng thúc phụ nhiệt tình, có sức khỏe & năng lực, là ủy viên Hội đồng gia tộc phải có uy tín với anh em con cháu trong dòng họ.
Hội đồng gia tộc đại diện cho tập thể họ, bầu ra ban thường vụ, trưởng, phó ban hội đồng và trưởng, phó các tiểu ban: tài chính, lễ nghi, hiếu tộc, kiến thiết.
Mỗi năm họp 2 phiên chính vào tháng 2 và tháng 10 âm lịch. Nếu có việc đột xuất thì triệu tập hội nghị bất thường.
Bầu trưởng, phó ban và thành lập các tiểu ban phục vụ giỗ tổ.
3. Thường vụ Hội đồng gia tộc và trưởng, phó các tiểu ban:
Nhiệm kỳ 5 năm, hết nhiệm kỳ, báo cáo tổng kết nhiệm kỳ đã làm được, ưu – khuyết điểm và đề ra phương hướng nhiệm kỳ mới trước hội đồng gia tộc.
Bầu ban thường vụ mới
Thường vụ hội đồng gia tộc là cơ quan thường trực, cùng tộc trưởng giải quyết mọi công việc của dòng họ. Nội tộc có người qua đời, Hội đồng gia tộc đến gia đình thăm hỏi, chia buồn và tham gia bàn bạc nghi lễ và công việc phúng viếng.
4. Trưởng ban hội đồng gia tộc (tộc chánh): cùng tộc trưởng kiểm tra đôn độc các phái, các tiểu ban thực hiện tốt, đúng thời gian công việc được giao.
5. Phó ban hội đồng gia tộc: phụ trách công tác tổ chức, kế hoạch, tài chính, thay quyền trưởng ban khi trưởng ban đi vắng.
6. Các ông, bà trưởng phái, trưởng ngành – là ủy viên Hội đồng gia tộc:
Trực tiếp chỉ đạo trong phái thực hiên tất cả công việc thường vụ Hội đồng gia tộc giao. Đôn đốc, cắt cử người tham gia các tiểu ban phục vụ cúng tổ, đi phúng viếng, tiễn đưa người từ trần theo sự phân công của biện họ, thiếu nam cử nữ thay.
Theo dõi sinh, kết hôn, từ trần trong phái, ghi vào gia phả của phái theo hướng dẫn.
Trong phái có thành viên nội, ngoại ốm nặng hoặc tai nạn rủi ro phải đi viện, kịp thời báo cho thường trực HĐGT để tổ chức đến thăm hỏi, trao quà, động viên kịp thời.
7. Biện họ: nhiệm kỳ 2 năm. Nhiệm vụ:
Các tiết húy kỵ Tổ, thu – chi tiền cúng Tổ; quyết toán tổng hợp thu – chi báo cáo hội nghị tổng kết giỗ Tổ cuối ngày.
Mua hương, hoa, quả, tiền vàng, nến các tiết giỗ, tiết lễ.
Các tiết giỗ và 23 tháng chạp, vợ chồng về từ đường quét dọn, cùng ban hậu cần rửa bát đĩa, làm cơm cỗ cúng Tổ, chiều thu dọn, tổng kết xong mới nghỉ
Sắm lễ, mua khăn, ngũ vị hương, thay áo chầu 23 tháng Chạp
Sắm lễ tế xuân trưa mồng một Tết nguyên đán.
Sắm lễ và báo cho các ông trưởng phái huy động nhân lực rước linh vị tổ hội rằm tháng Giêng hàng năm.
Khi nội, ngoại có người từ trần, báo các ông, bà trưởng phái huy động nhân lực đi phúng viếng, cắt cử, ghi vào sổ theo dõi các ông đi tiễn đưa.
Giao cho các vị đi phúng viếng, tiễn đưa quản lý khăn, áo, trống, chiêng và các dụng cụ phục vụ phúng viếng.
Khi tu tạo, kiến thiết: phục vụ chè nước, ghi công thợ, công phụ, mua vật tư.v.v.v
8. Các tiểu ban:
8.1. Tiểu ban tài chính: gồm 1 thư ký, 1 thủ quỹ, quản lý tiền bạc, ghi chép chính xác các khoản thu – chi; hàng năm tổng hợp thu – chi, thừa thiếu báo cáo HĐGT và cả họ vào ngày mùng 03/03 háng năm.
8.2. Tiểu ban kiến thiết: hàng năm kiểm tra, cần tu sửa, mua sắm vật tư vật liệu, lập kế hoạch chi tiết, báo cáo thường vụ HĐGT, thường trực hội đồng trình HĐGT quyết định sau đó tiến hành tổ chức thực hiện đúng quy trình, kế hoạch, thời gian.
8.3. Tiểu ban lễ nghi: chịu trách nhiệm huy động, bố trí người để bài trí, dọn vệ sinh, căng buồm bạt, kéo cờ, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện để hành lễ tế Tổ. Huy động nhân lực, chuẩn bị lễ nghi, phương tiện rước linh vị Tổ dự lễ hội rằm tháng Giêng hàng năm.
8.4. Ban lễ tên “Ban nhạc họ Nguyễn Tiên Điền”:
Ban nhạc chủ yếu phục vụ cúng Tổ và đám hiếu trong họ. Ngoài ra các họ, các gia đình khác họ có yêu cầu phục vụ thì sẵn sàng phục vụ vô điều kiện, không câu lệ, với tinh thần giao lưu và học tập các họ là chính.
Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, ban nhạc phải xây dựng quyết tâm cao, cầu thị, khiêm tốn học tập, thường xuyên ôn luyện để nâng cao trình độ nghệ thuật, phấn đấu mỗi thành viên thành thục 2 đến 3 nhạc cụ và có người dẫn chương trình (MC).
Để duy trì được lâu dài, ban nhạc phải dân chủ, đoàn kết thường xuyên chủ động tuyển chọn thêm anh em trong họ có điều kiện, có năng khiếu, tâm huyết, nhiệt tình vào ban nhạc.
8.5. Ban hiếu tộc: khi nội, ngoại có người từ trần, hiếu chủ có lễ kính cáo Tổ Tiên và mời Họ đến phúng viếng, trưởng tiểu ban hiếu tọc cử người biết văn điều, đọc văn và phân công làm các việc trả nghĩa, phúng viếng, phát phục, cúng cơm, tuần đêm (theo gia lễ).
V. XÂY DỰNG QUỸ
Xây dựng quỹ họ là nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong họ, đóng góp quỹ họ để phấn đấu cho sự công bằng đối với việc tu tạo, xây dựng, bảo tồn thành quả mà Tổ tiên gây dựng lên để lại cho muôn đời con cháu Tổ thừa hưởng.
Đóng góp quỹ họ để mua sắm tế khí, vật dụng, đèn nhang, mừng thọ, thăm hỏi, lễ tết, …
Đinh họ từ 01 đến 69 tuổi phải có trách nhiệm đóng góp xây dựng quỹ họ. Các cụ từ 70 tuổi trở lên tùy tâm tiến cúng.
VI. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ
Tộc trưởng ngày xưa có ruộng hương hỏa, họ lớn có ruộng hương hỏa của họ lơn, họ nhỏ có ruộng hương hỏa của họ nhỏ, từng gia đình giàu hay nghèo, người con trưởng đã có phần hương hỏa do bố, mẹ để lại hoặc ghi trong chúc thư, hàng năm lấy tiền thóc tô mà sắm lễ giỗ, lễ tết … Vì vậy hương khói không bao giờ dứt, quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ. Ngày nay ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, nên ruộng hương hỏa của dòng họ không còn nên của việc họ cả dòng tộc đều phải có trách nhiệm đóng góp, tiến cúng. Tộc trưởng và HĐGT điều hành, cả họ đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện.
Bản thảo tộc ước đã được HĐGT thông qua hồi 15 giờ ngày 19 tháng 02 năm Kỷ Sửu (2009). Bản tộc ước đã được tất cả thành viên trong họ nhất trí cao.
Nhà nước có Hiến pháp và pháp luật, làng có hương ước, Họ có tộc ước. Họ Nguyễn Tiên Điền ta, chưa có tộc ước bằng văn bản, đời truyền đời về gia phong, gia lễ, hàng thứ tộc trưởng, trưởng chi, trưởng phái thờ cúng tổ tiên, ngày giỗ tổ, lễ nghi, kính lão trọng thọ, uống nước nhớ nguồn, đã được đời này qua đời khác thực hiện và giữ gìn.
Do thăng trầm của lịch sử đất nước, các tục lệ đã bị mai một, nay có điều kiện khôi phục việc họ, vì vậy cần có tộc ước bằng văn bản để đáp ứng với sự phát triển của dòng họ và xã hội.
II. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Tất cả thành viên trong họ Nguyễn Tiên Điền, làm ăn ở quê, ở mọi miền của Tổ Quốc hay ở nước ngoài, là trai, dâu, gái họ đều phải gương mẫu thực hiện và giáo dục con cháu giữ gìn gia thất, gia phong, truyền thống: "Cha, Mẹ hiền từ, con trung hiếu, cháu thảo hiền", nuôi con khỏe dạy con ngoan: Là công dân tốt.
2. Tộc trưởng là trưởng của phái cả, chi cả. Tộc trưởng qua đời, con trưởng thay thế, con trưởng mất, cháu trưởng thay thế. Nếu tộc trưởng không có nhân đinh kế thế, sau khi qua đời, người lên thay phải là em trai tộc trưởng, em trai tộc trưởng từ trần, con cả lên thay, nhưng phải có năng lực, uy tín, tâm huyết với việc họ, được hội đồng gia tộc và trong họ nhất trí cao. Người nhận chức tộc trưởng phải sắm lễ đến từ đường kính cáo Tổ Tiên, hứa trước anh linh Tiên Tổ và trong họ hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của người tộc trưởng.
3. Hội đồng gia tộc gồm: Tộc trưởng, trưởng các phái, các vị thúc phụ có uy tín, năng lực, có điều kiện, sức khỏe, thời gian, được trưởng phái giới thiệu tham gia hội đồng gia tộc.
4. Tộc trưởng và hội đồng gia tộc giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc họ. Muốn tỏ rõ lòng thành kính với Tổ Tiên, trước hết tộc trưởng và các thành viên hội đồng gia tộc phải dân chủ, đoàn kết thương yêu, quý trọng nhau, hoàn thành tốt mọi công việc của dòng họ.
5. Là con, cháu Tổ họ Nguyễn 3, ở bất cứ đâu, làm công việc gì cũng phải luôn giữ gìn truyền thống văn hóa, con người thanh lịch. Khi dòng họ tổ chức tế xuân - giỗ Tổ - đi mừng thọ - đi đám hiếu, không uống rượu say, không mất đoàn kết trong và xung quanh khu vực từ đường, ở các gia đình đến mừng thọ, phúng viếng hoặc các lễ hội khác.
6. Dạy bảo, khuyên răn con cháu chăm ngoan học giỏi, không mắc các tệ nạn xã hội.
III. QUY ĐỊNH CHI TIẾT HÀNG NĂM
1. Tế xuân trưa mồng một Tết nguyên đán: Tất cả con, cháu Tổ 10 giờ về từ đường lễ Tổ, mừng xuân.
2. Giỗ Tổ mùng 3 tháng 3 và 28 tháng 10: tất cả con, cháu chắt nội ngoại của Tổ về từ đường giỗ Tổ. Trai, dâu còn trẻ, gái chưa đi xây dựng gia đình, ai được các phái cử vào ban hậu cần, bài trí, tài chính có mặt từ 07 giờ 30 phút ngày mùng 2 & 3 tháng 03 và 27 & 28 tháng 10 để làm việc. Còn lại, tất cả có mặt lúc 07 giờ 30 phút mùng 03 tháng 3 và 28 tháng 10 cùng tham gia tiếp khách, giúp đỡ ban hậu cần. Ban hành lễ gồm nam thanh niên và trung niên.
Mùng 3/3 & 28/10 từ 07h00 – 08h30: con cháu Tổ có lễ, đăng ký dâng hương lễ Tổ. Từ 08h30 – 10h30 ban hành lễ, tế chính kỵ
Con cháu Tổ ở xa, không có điều kiện về quê giỗ Tổ được thì anh em ở gần nhau tổ chức tập trung về một điểm làm lễ cúng vọng trước hoặc sau ngày chính kỵ Tổ.
3. Giỗ Đức Tổ Cô: tất cả con cháu Tổ, rước chân nhang Tổ thờ phụng tại gia, kỵ Tổ ngày 10/11. Ngày 11/11 tập trung về từ đường giỗ Tổ để ngày giỗ Tổ Cô cũng đông vui, long trọng như giỗ Tổ Ông, Tổ Bà.
Các tiết lễ và giỗ tổ, hội đồng gia tộc họp thống nhất đinh xuất cúng Tổ, bầu trưởng, phó ban hậu cần và quyết định các phái cử người vào ban hậu cần, bầu ban bài trí & lễ tân.
4. Cột cờ: thường xuyên kéo Quốc kỳ; ngày tết, giỗ Tổ kéo cờ đại.
5. Trong nhà thờ Tổ: hàng ngày, sáng sớm thắng 1 tuần hương và thỉnh 3 hồi 9 tiếng chuông.
6. Mừng thọ:
Trải qua bao đời nay, ở nước ta nói chung, dòng họ ta nói riêng đã có phong tục “kính già, trọng lão, trọng hàng trên” là nét đẹp truyền thống của nền văn hóa dân tộc, của dòng họ. Các cụ cao niên đối với công việc của họ rất quan trọng, đối với dòng tộc, các cụ là bậc tôn trưởng, có ảnh hưởng, có uy tín, các cụ nói mọi người hưởng ứng, các cụ làm con cháu làm theo. Những thành quả của dòng tộc, các cụ nối tiếp nhau gìn giữ, tu tạo ngày một khang trang, thế hệ sau phải tôn kính quý trọng, có trách nhiệm và bổ phận quan tâm đến thế hệ trước, các cụ đến tuổi 70 – 80 – 90 – 100 và trên 105 tuổi, phải tổ chức chúc mừng thọ các cụ chu đáo. Giỗ tổ mùng 03/03 sắm lễ thọ lễ Tổ, biếu lộc các cụ.
Họ không phân biệt nội, ngoại. Gia đình có các cụ nhận mừng thọ, trưa mồng một Tết Nguyên Đán, có lễ về từ đường kính cáo Tổ Tiên, các gia đình có ý kiến với họ nếu có nhu cầu mời họ đến nhà mừng thọ cụ, các gia đình ở xa có thể về lễ Tổ trước ngày mồng một Tết, họ tổ chức đoàn đại biểu đến chúc thọ, tặng quà cụ và chúc mừng năm mới gia đình.
7. Thăm hỏi:
“Nói dến con cháu Tổ là nói đến dòng họ, nói đến huyết thống, cùng chung một giọt máu đào”, nhưng từ sau cuộc cách mạng tháng 8/1945 đến 30/04/1975, cả nước phải dồn hết sức lực vào 2 cuộc kháng chiến chống Pháp & Mỹ mọi người phải lo nghĩ trước tiên về đánh giặc ngoại xâm, sống, chết, đói, rét,… không có điều kiện thăm hỏi, động viên nhau. Từ khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, nhân dân cả nước nói chung, từng dòng họ và gia đình nói riêng được hưởng hòa bình, độc lập, tự do, từ đó mới có điều kiện chăm lo cuộc sống văn hóa, phục hồi việc họ. Dòng tộc ta nhờ phúc ấm Tổ Tiên, nhờ công ơn Đảng và Bác Hồ, đời sống vật chất, văn hóa tinh thân của con cháu Tổ đã phát triển tốt, thành đạt, có điều kiện để quan tâm đến nhau.
Ngày 09/03/2013 (ngày 17/02 âm lịch) Hội đồng gia tộc họp, bàn bạc, thảo luận và thống nhất quyết định từ tháng 04 năm Nhâm Thìn (2012), dòng họ tổ chức thăm hỏi động viên các thành viên nội, ngoại trong họ không may ốm đau, hoạn nạn phải đi viện hoặc các trường hợp cô đơn hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, các cụ hàng cao, cao niên không đi lại được. Hội đồng gia tộc đại diện dòng họ tổ chức đến thăm hỏi, động viên.
Quà mừng thọ, thăm hỏi căn cứ ngân quỹ, thời giá và từng trường hợp giao cho Hội đồng gia tộc quyết định.
8. Khuyến học khuyến tài:
Hàng năm tổ chức khen thưởng cho các cháu chăm ngoan hiếu học, học giỏi, các cháu nghèo vượt khó, các cháu đỗ lớp 10, trung cấp, cao đẳng, đại học, đi du học, nghiên cứu sinh ở nước ngoài.
Các cán bộ từ cấp xã trở lên, công chức, viên chức Nhà nước, doanh nghiệp, các lực lượng vũ trang nhân dân, các thầy cô giáo được khen thưởng, tiến chức.
Xây dựng gia đình Khuyến học khuyến tài, cả dòng họ K.H.K.T.
9. Việc hiếu:
Khi gia đình có người từ trần, ông bà trưởng phái giúp gia đình xếp đặt công việc và cử người đem lễ đến từ đường kính cáo Tổ Tiên, báo tộc trưởng và trưởng ban hiếu tộc; tộc tưởng và trưởng ban hiếu tộc giao cho biện họ báo cho trưởng phái điều nhân lực, địa điểm tập trung, thời gian đi phúng viếng.
Các gia đình ở xa, về kính cáo Tổ Tiên, nếu có nhu cầu mời họ đến phúng viếng, phải hợp đồng thời gian và những nội dung họ được tổ chức phúng viếng nếu cần ở lại tiễn đưa về nơi an nghỉ cuối cùng phải có ý kiến trước để ban hiếu tộc và biện họ sắp xếp.
Gia đình có người qua đời, sau 100 ngày, đến ngày giỗ Tổ gần nhất, có lễ về từ đường kính cáo Tổ Tiên và đề nghị Thường trực Hội đồng gia tộc ghi vào phú úy.
10. Gia phả: Cứ 10 năm 1 lần thường trức Hội đồng gia tộc ghi bổ sung vào gia phả các thành viên mới sinh – dâu mới & ngày tháng năm của những thành viên qua đời.
IV. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ TỪNG THÀNH VIÊN
1. Tộc trưởng:
Vai trò tộc trưởng hết sức quan trọng trong mội công việc: phục hồi, phát triển, xây dựng, duy trì, lễ nghi, tế tự, gia phả, phú úy, tu tạo, bảo vệ từ đường, đối nội, đối ngoại,…song dù Họ có tộc trưởng nhiệt tình, năng lực nhưng cũng không thể điều hành hết mọi công việc. Vì vậy, tộc trưởng phải chủ động, kết hợp chặt chẽ với Hội đồng gia tộc để điều hành việc họ.
Trong họ có thanh viên qua đời, tộc trưởng đến hỏi thăm, chia buồn, tham gia bàn công việc và chỉ dẫn hiếu chủ về gia lễ. Tộc trưởng không làm chủ lễ các đám hiếu.
2. Hội đồng gia tộc:
Cơ cấu gồm: Tộc trưởng, trưởng các phái, các cụ hàng thúc phụ nhiệt tình, có sức khỏe & năng lực, là ủy viên Hội đồng gia tộc phải có uy tín với anh em con cháu trong dòng họ.
Hội đồng gia tộc đại diện cho tập thể họ, bầu ra ban thường vụ, trưởng, phó ban hội đồng và trưởng, phó các tiểu ban: tài chính, lễ nghi, hiếu tộc, kiến thiết.
Mỗi năm họp 2 phiên chính vào tháng 2 và tháng 10 âm lịch. Nếu có việc đột xuất thì triệu tập hội nghị bất thường.
Bầu trưởng, phó ban và thành lập các tiểu ban phục vụ giỗ tổ.
3. Thường vụ Hội đồng gia tộc và trưởng, phó các tiểu ban:
Nhiệm kỳ 5 năm, hết nhiệm kỳ, báo cáo tổng kết nhiệm kỳ đã làm được, ưu – khuyết điểm và đề ra phương hướng nhiệm kỳ mới trước hội đồng gia tộc.
Bầu ban thường vụ mới
Thường vụ hội đồng gia tộc là cơ quan thường trực, cùng tộc trưởng giải quyết mọi công việc của dòng họ. Nội tộc có người qua đời, Hội đồng gia tộc đến gia đình thăm hỏi, chia buồn và tham gia bàn bạc nghi lễ và công việc phúng viếng.
4. Trưởng ban hội đồng gia tộc (tộc chánh): cùng tộc trưởng kiểm tra đôn độc các phái, các tiểu ban thực hiện tốt, đúng thời gian công việc được giao.
5. Phó ban hội đồng gia tộc: phụ trách công tác tổ chức, kế hoạch, tài chính, thay quyền trưởng ban khi trưởng ban đi vắng.
6. Các ông, bà trưởng phái, trưởng ngành – là ủy viên Hội đồng gia tộc:
Trực tiếp chỉ đạo trong phái thực hiên tất cả công việc thường vụ Hội đồng gia tộc giao. Đôn đốc, cắt cử người tham gia các tiểu ban phục vụ cúng tổ, đi phúng viếng, tiễn đưa người từ trần theo sự phân công của biện họ, thiếu nam cử nữ thay.
Theo dõi sinh, kết hôn, từ trần trong phái, ghi vào gia phả của phái theo hướng dẫn.
Trong phái có thành viên nội, ngoại ốm nặng hoặc tai nạn rủi ro phải đi viện, kịp thời báo cho thường trực HĐGT để tổ chức đến thăm hỏi, trao quà, động viên kịp thời.
7. Biện họ: nhiệm kỳ 2 năm. Nhiệm vụ:
Các tiết húy kỵ Tổ, thu – chi tiền cúng Tổ; quyết toán tổng hợp thu – chi báo cáo hội nghị tổng kết giỗ Tổ cuối ngày.
Mua hương, hoa, quả, tiền vàng, nến các tiết giỗ, tiết lễ.
Các tiết giỗ và 23 tháng chạp, vợ chồng về từ đường quét dọn, cùng ban hậu cần rửa bát đĩa, làm cơm cỗ cúng Tổ, chiều thu dọn, tổng kết xong mới nghỉ
Sắm lễ, mua khăn, ngũ vị hương, thay áo chầu 23 tháng Chạp
Sắm lễ tế xuân trưa mồng một Tết nguyên đán.
Sắm lễ và báo cho các ông trưởng phái huy động nhân lực rước linh vị tổ hội rằm tháng Giêng hàng năm.
Khi nội, ngoại có người từ trần, báo các ông, bà trưởng phái huy động nhân lực đi phúng viếng, cắt cử, ghi vào sổ theo dõi các ông đi tiễn đưa.
Giao cho các vị đi phúng viếng, tiễn đưa quản lý khăn, áo, trống, chiêng và các dụng cụ phục vụ phúng viếng.
Khi tu tạo, kiến thiết: phục vụ chè nước, ghi công thợ, công phụ, mua vật tư.v.v.v
8. Các tiểu ban:
8.1. Tiểu ban tài chính: gồm 1 thư ký, 1 thủ quỹ, quản lý tiền bạc, ghi chép chính xác các khoản thu – chi; hàng năm tổng hợp thu – chi, thừa thiếu báo cáo HĐGT và cả họ vào ngày mùng 03/03 háng năm.
8.2. Tiểu ban kiến thiết: hàng năm kiểm tra, cần tu sửa, mua sắm vật tư vật liệu, lập kế hoạch chi tiết, báo cáo thường vụ HĐGT, thường trực hội đồng trình HĐGT quyết định sau đó tiến hành tổ chức thực hiện đúng quy trình, kế hoạch, thời gian.
8.3. Tiểu ban lễ nghi: chịu trách nhiệm huy động, bố trí người để bài trí, dọn vệ sinh, căng buồm bạt, kéo cờ, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện để hành lễ tế Tổ. Huy động nhân lực, chuẩn bị lễ nghi, phương tiện rước linh vị Tổ dự lễ hội rằm tháng Giêng hàng năm.
8.4. Ban lễ tên “Ban nhạc họ Nguyễn Tiên Điền”:
Ban nhạc chủ yếu phục vụ cúng Tổ và đám hiếu trong họ. Ngoài ra các họ, các gia đình khác họ có yêu cầu phục vụ thì sẵn sàng phục vụ vô điều kiện, không câu lệ, với tinh thần giao lưu và học tập các họ là chính.
Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, ban nhạc phải xây dựng quyết tâm cao, cầu thị, khiêm tốn học tập, thường xuyên ôn luyện để nâng cao trình độ nghệ thuật, phấn đấu mỗi thành viên thành thục 2 đến 3 nhạc cụ và có người dẫn chương trình (MC).
Để duy trì được lâu dài, ban nhạc phải dân chủ, đoàn kết thường xuyên chủ động tuyển chọn thêm anh em trong họ có điều kiện, có năng khiếu, tâm huyết, nhiệt tình vào ban nhạc.
8.5. Ban hiếu tộc: khi nội, ngoại có người từ trần, hiếu chủ có lễ kính cáo Tổ Tiên và mời Họ đến phúng viếng, trưởng tiểu ban hiếu tọc cử người biết văn điều, đọc văn và phân công làm các việc trả nghĩa, phúng viếng, phát phục, cúng cơm, tuần đêm (theo gia lễ).
V. XÂY DỰNG QUỸ
Xây dựng quỹ họ là nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong họ, đóng góp quỹ họ để phấn đấu cho sự công bằng đối với việc tu tạo, xây dựng, bảo tồn thành quả mà Tổ tiên gây dựng lên để lại cho muôn đời con cháu Tổ thừa hưởng.
Đóng góp quỹ họ để mua sắm tế khí, vật dụng, đèn nhang, mừng thọ, thăm hỏi, lễ tết, …
Đinh họ từ 01 đến 69 tuổi phải có trách nhiệm đóng góp xây dựng quỹ họ. Các cụ từ 70 tuổi trở lên tùy tâm tiến cúng.
VI. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ
Tộc trưởng ngày xưa có ruộng hương hỏa, họ lớn có ruộng hương hỏa của họ lơn, họ nhỏ có ruộng hương hỏa của họ nhỏ, từng gia đình giàu hay nghèo, người con trưởng đã có phần hương hỏa do bố, mẹ để lại hoặc ghi trong chúc thư, hàng năm lấy tiền thóc tô mà sắm lễ giỗ, lễ tết … Vì vậy hương khói không bao giờ dứt, quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ. Ngày nay ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, nên ruộng hương hỏa của dòng họ không còn nên của việc họ cả dòng tộc đều phải có trách nhiệm đóng góp, tiến cúng. Tộc trưởng và HĐGT điều hành, cả họ đều có quyền và nghĩa vụ thực hiện.
Bản thảo tộc ước đã được HĐGT thông qua hồi 15 giờ ngày 19 tháng 02 năm Kỷ Sửu (2009). Bản tộc ước đã được tất cả thành viên trong họ nhất trí cao.
Tiên Điền, ngày 28 tháng 10 năm Kỷ Sửu
TM HỘI ĐỒNG GIA TỘC
Tộc trưởng đã ký
TM HỘI ĐỒNG GIA TỘC
Tộc trưởng đã ký