Khu lưu niệm Nguyễn Du - Nơi lưu giữ cuộc đời, sự nghiệp một Đại thi hào

HNTĐ

Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du thuộc làng Tiên Điền (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), nơi lưu giữ cuộc đời, sự nghiệp và những chứng tích về dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Nơi đây, mỗi năm đã thu hút hàng nghìn đoàn khách về nghiên cứu, tham quan, học tập.


Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du tọa lạc trên diện tích hơn 4ha, nằm bên Quốc lộ 8B, thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Bao gồm quần thể các di tích của dòng họ Nguyễn với bề dày lịch sử trên 400 năm.

Nổi bật tại khu lưu niệm là bức tượng Đại thi hào Nguyễn Du được đúc bằng đồng, có chiều cao 1,5m, đặt trên bệ tượng cao 2,5m. Trong trang phục khăn đóng áo dài, tay cầm bút lông, toát lên thần thái nho nhã.


Từ ngày 23 - 26/9/2020, tỉnh Hà Tĩnh sẽ tổ chức tuần lễ Kỷ niệm 255 năm ngày sinh và tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du, với 7 sự kiện chính và nhiều hoạt động khác.Từ ngày 23 - 26/9/2020, tỉnh Hà Tĩnh sẽ tổ chức tuần lễ Kỷ niệm 255 năm ngày sinh và tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du, với 7 sự kiện chính và nhiều hoạt động khác.

Về với khu lưu niệm những ngày này, khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng 150 bức tranh Truyện Kiều, 40 bức tranh sơn dầu khổ lớn, 500 ấn phẩm Truyện Kiều qua các thời kỳ và di sản văn chương của Đại thi hào Nguyễn Du để lại.


Dịp này, cũng là thời điểm để tỉnh Hà Tĩnh quảng bá đến người dân trong nước và bạn bè quốc tế những giá trị to lớn về di sản văn hóa Nguyễn Du và Truyện Kiều đối với nhân loại.

Chị Phan Thị Thủy - Trưởng phòng xây dưng phong trào Thư viện tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện khu trưng bày sách có hơn 500 ấn phẩm nghiên cứu thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Du. Đặc biệt, tại đây còn có thêm 47 bản sưu tập Truyện Kiều bằng chữ Hán và chữ Nôm được số hóa từ bản Truyện Kiều năm 1866.

Tác phẩm truyện kiều bằng chữ Nôm.


Tác phẩm Kim Vân Kiều tân truyện được lưu giữ tại đây.


Mỗi năm, khu lưu niệm đón hàng nghìn lượt khách về tham quan, nghiên cứu...

2 bức đại tự, ''Hồng sơn phế tổ'' (phía trên), nghĩa là dòng dõi nổi tiếng dưới chân núi Hồng, do một đại thần nhà Thanh tặng dòng họ Nguyễn Tiên Điền. Và ''Thiên môn tái đăng'' (phía dưới), có nghĩa là lên cửa trời do Chu Lễ cháu 24 đời của Chu Công tặng Nguyễn Đề, trong dịp ông đi sứ sang nhà Thanh năm 1795.
Những vật dụng hằng ngày của cụ Nguyễn Du 

Mộ chí ''Tiên Điền Nguyễn Du tiên sinh chi mộ'', do Đặng Thai Mai khắc, đặt tại mộ Nguyễn Du năm 1965.

Nhà Tư Văn, nơi thờ Khổng Tử cũng là nơi thờ 'Đạo học' của huyện Nghi Xuân. Về sau Hội Tư Văn xây thêm điện thờ các vị đậu đạt cao trong huyện. Theo Nghi Xuân địa chí thì nhà Tư Văn từ đời Long Đức triều Lê (Lê Nhân Tông 1732 - 1735) về trước gọi là Văn Thánh, hàng huyện thờ Khổng Tử.

Di tích đàn tế và bia đá, bia dựng vào mùa Thu năm Nhâm Ngọ (1762). Chất liệu bằng gạch đá và đá thanh. Tháng 7 năm 1954, giặc Pháp ném bom làm hư hại sau đó được tu sửa lại. Được biết, khi lập đàn tế dựng bia Nguyễn Nghiễm cho xây dựng cạnh 3 cây cổ thụ Nguyễn Quỳnh trồng.

Ông Hồ Bách Khoa - Trưởng ban quản lý khu di tích cho biết, mỗi năm khu di tích thu hút khoảng 20.000 - 30.000 lượt khách tham quan, nghiên cứu và học tập. Hiện trong quần thể khu di tích có 2 phòng lưu trữ những kỷ vật của Nguyễn Du và các cổ vật khác có niên đại hàng trăm năm.

''Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng du khách cũng ít hơn so với mọi năm. Nhân dịp kỷ niệm này, tại khu di tích sẽ trưng bày thêm nhiều tranh minh họa Truyện Kiều và tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du'', ông Hồ Bách Khoa nói.

Nguồn: http://kinhtedothi.vn/

CÙNG CHUYÊN MỤC

Cuộc đời - sự nghiệp

Tư liệu lịch sử

Nghiên cứu, thảo luận