Bình về "Truyện Kiều"

HNTĐ

Kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là một truyện thơ nôm viết bằng thể lục bát dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc gồm 3.254 câu thơ. Hàng trăm năm qua Truyện Kiều đã sống chan hoà trong đời sống của toàn dân tộc.

Kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là một truyện thơ nôm viết bằng thể lục bát dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc gồm 3.254 câu thơ. Hàng trăm năm qua Truyện Kiều đã sống chan hoà trong đời sống của toàn dân tộc. Không riêng gì Văn học Việt Nam mà trong Văn học thế giới cũng hiếm có tác phẩm nào chinh phục được rộng rãi tình cảm của đông đảo người đọc từ già đến trẻ từ người có học đến quần chúng bình dân trước đây phần lớn bị thất học như Truyện Kiều.
Sở dĩ như thế là vì ngoài nội dung phong phú và sâu sắc của nó Truyện Kiều còn là một tác phẩm chứa đựng tinh hoa của ngôn ngữ dân TỘC. Ở TRUYỆN KIỀU NGÔN NGỮ BÁC HỌC VÀ NGÔN NGỮ BÌNH DÂN đã kết hợp với nhau bổ sung cho nhau và phát huy cao độ những mặt tích cực của nó. Một trong những thành công khác về mặt nghệ thuật của Truyện Kiều là sự tài tình của nhà thơ trong cách sử dụng điển cố điển tích. Hơn 100 điển tích được cập nhật trong chuyên mục này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về tác phẩm Truyện Kiều cũng như ngòi bút tài hoa của nhà thơ Nguyễn Du. Nhận xét về Nguyễn Du và Truyện Kiều Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ Nhân: "... Xem chỗ giấc mộng đoạn trường tỉnh dậy mà căn duyên vẩn gỡ chưa rồi; khúc đàn bạc mệnh gảy xong mà oán hận vẩn còn chưa hả thì dẩu đời xa người khuất không được mục kích tận nơi nhưng lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút nước mắt thắm ở trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi đau đớn như đứt ruột. Thế thì gọi tên là Đoạn Trường Tân Thanh cũng phải." "Ta nhân lúc đọc hết cả một lượt mới lấy làm lạ rằng: Tố Như tử dụng tâm đã khổ tự sự đã khéo tả cảnh đã hệt đàm tình đã thiết nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy... Phong Tuyết chủ nhân: "Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly vừa ủy mị vừa đốn tỏa vừa giải thư vẽ hệt ra người tài mệnh trong mười mấy năm trời cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly ủy mị đốn tỏa giải thư mới có cái văn tả hệt ra như vậy... Phạm Quỳnh: "Truyện Kiều còn tiếng ta còn; tiếng ta còn nước ta còn... Dương Quảng Hàm: "trên từ các bậc văn nhân thi sĩ dưới đến các kẻ thường dân phụ nhụ ai cũng thích đọc thích ngâm và thuộc được ít nhiều... Ca dao: Đàn ông chớ kể Phan Trần Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều... Huỳnh Thúc Kháng: "(Truyện Kiều) về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt mà ở trong đựng những vật có chất độc... Georges Boudared: "Few poets in the world have been able to acquire a profound resonnance among their people like Nguyễn Du in Việt Nam. His Tale of Kiều is a classic of Vietnamese literature but a kind of classic that is well-known to all people without exception" Ít nhà thơ trên thế giới có khả năng đạt được tếng vang sâu đậm trong dân chúng của mình như Nguyễn Du ở Việt Nam. Truyện Kiều của ông là cuốn sách kinh điển của văn chương Việt Nam nhưng là một thứ kinh điển mọi người đều biết không một ngoại lệ nào. Đôi Nét Về Truyện KiềuTruyện Kiều là tên gọi thông thường theo tên nhân vật chính trong tác phẩm của còn lúc sáng tác Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh nghĩa là "Tiếng nói mới về một nỗi đau đến đứt ruột". Đoạn trường tân thanh được sáng tác không phải do nhà thơ đơn thuần tưởng tượng hư cấu để viết ra mà ông viết dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi của Trung Quốc có tên là Kim Vân Kiều truyện (truyện về Kim Trọng Thúy Vân Thúy Kiều) của một tác giả hiệu là Thanh Tân Tài Nhân. Trong thời đại của Nguyễn Du các nhà thơ sáng tác thường dựa theo một tác phẩm của Trung Quốc như thế. Nói chung Nguyễn Du dựa khá sát vào tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân khi viết lại Truyện Kiều: cụ thể là những nhân vật trong Truyện Kiều của ông đều là những nhân vật lấy từ Kim Vân Kiều truyện; những tình tiết biến cố cốt truyện trong Truyện Kiều hầu hết đều có trong KIm Vân Kiều truyện. Nhưng cái đặc sắc của Nguyễn Du là tuy dựa vào tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng lại hết sức sáng tạọ Điều đó quyết định ở chổ Nguyễn Du không phải nhằm chuyển dịch tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân sang tiếng Việt mà ông tái tạo bổ sung vào đó những điều mà ông từng day dứt trăn trở và với tài năng nghệ thuật tuyệt vời của mình ông đã thể hiện lại bằng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ dân tộc cho nên tác phẩm của Nguyễn Du có sức sống mãnh liệt hơn và có chiều sâu trí tuệ mà nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân không có được. Truyện Kiều là truyện về cuộc đời của một người con gái bất hạnh có tên là Vương Thúy Kiềụ Người con gái ấy có tài có sắc xuất thân trong một gia đình bình thường lớn lên nàng yêu một chàng trai là Kim Trọng nhưng rồi tai họa đã xảy đến cho gia đình: cha và em của nàng bị bắt bị đánh đập nhà cửa bị cướp phá sạch sành sanh. Thúy Kiều không có cách nào để cứu nguy cho gia đình nàng buộc lòng phải bán mình cho người khác để lấy tiền chuộc cha và em; từ đó cuộc đời nàng trải qua không biết bao nhiêu là tai họa: nàng bị lừa lọc phải hai lần làm kỹ nữ ở nhà chứa làm lẽ đi ở... Có thể nói một câu chuyện thê thảm về vận mệnh của một người con gái như thế bản thân nó đã có sức xúc động lớn. Nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Du câu chuyện thê thảm ấy lại không thuần túy là vận mệnh của một người con gái hay nói cách khác là thông qua vận mệnh của một người con gái nhà thơ đã nói lên vận mệnh của con người nói chung trong một xã hội bất công tàn bạọ Nhà nghiên cứu Hoài Thanh cho rằng vấn đề đặt ra trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là vấn đề quyền sống của con người trong xã hội phong kiến. Nhà thơ Chế Lan Viên thì viết:

Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên...

Nói cho đúng khi viết tác phẩm của mình Nguyễn Du không hoàn toàn ý thức hết những điều ông đã trình bàỵ Với một quan niệm truyền thống ông cắt nghĩa những bất hạnh của Thúy Kiều là do mâu thuẩn giữa Tài và Mệnh: Thúy Kiều nhiều tài nên số phận của Thúy Kiều bi thảm; và ông chủ trương để giải quyết những mâu thuẩn ấy con người phải thực hiện chữ Tâm phải "tu tâm". Chính quan niệm như vậy nên nhà thơ đã viết ở phần mở đầu tác phẩm:




Trăm năm trong cõi người ta Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau

và ở phần kết thúc ông viết:

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài

Có điều quan niệm là như thế nhưng khi tái hiện cuộc sống vào tác phẩm Nguyễn Du đã hết sức trung thực nên thực tế vấn đề đặt ra trong tác phẩm của ông có ý nghĩa sâu sắc hơn rất nhiều so với những gì mà ông đã phát biểụ Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là cảm hứng về thân phận con ngườị Con người sẽ sống như thế nào giữa một xã hội bất công tàn bạỏ Khi xây dựng nhân vật Thúy Kiều nhà thờ muốn thể hiện ở nhân vật này tất cả những gì là ưu tú là tinh hoa của con ngườị Thúy Kiều không phải chỉ có tài sắc thông thường như các cô gái khác trong văn học cổ mà Thúy Kiều là tuyệt đỉnh của tài sắc; và không phải chỉ có tài sắc mà Thúy Kiều còn có ý thức sâu sắc về cuộc sống của mình và của xung quanh. Có thể nói Nguyễn Du muốn xây dựng nhân vật Thúy Kiều như một tượng trưng cho tất cả những gì là đẹp là tinh hoa của con ngườị Một nhân vật như thế lẽ ra phải được sống một cuộc đời tốt đẹp hạnh phúc nhưng vì nàng sống trong một xã hội bất công tàn bạo nên cuối cùng những phẩm chất cao qúy nhất của nàng lại trở thành những tai họa đối với nàng. Do có tài có sắc Thúy Kiều đã trở thành miếng mồi ngon cho cái xã hội đó xâu xé. Nguyễn Du là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc ông hết lòng thương yêu và trân trọng con người mà phải thể hiện những cảnh con người bị vùi dập trong tác phẩm nên ngòi bút của ông nhiều khi phẫn nộ và nhiều khi lại cay đắng chua xót. Mộng Liên Đường chủ nhân nhận xét: Nguyễn Du viết Truyện Kiều như có máu rỏ lên đầu ngọn bút nước mắt thấm qua tờ giấỵ Cố nhiên đã yêu thương con người thì phải chống lại những lực lượng chà đạp con ngườị Về phương diện này có thể nói Truyện Kiều là một bản cáo trạng lên án đanh thép tất cả những lực lượng chà đạp con ngườị Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chà đạp Thúy Kiều không phải một vài con người cá biệt nào mà là cả một xã hội từ kẻ đại diện cho cái xã hội ấy như bọn quan lớn quan bé gia đình quan lại đến bọn thừa hành như đám nha lại rồi những kẻ sống bằng nghề buôn bán nhan sắc của phụ nữ... Trong cái xã hội này sau thế lực của bọn qúy tộc là thế lực của đồng tiền. Đồng tiền thực sự đã trở thành một tai họa đối với con ngườị Đồng tiền chi phối việc xử kiện của bọn quan lại; đồng tiền đã biến những nho sĩ như Mã Giám Sinh Sở Khanh thành những tên ma cô dắt gái; đã biết Thúc Sinh thành một kẻ ăn chơi trác táng... Đồng tiền có thể mua bán cả cái trinh tiết thiêng liêng của người phụ nữ... Sống trong một xã hội như vậy những kẻ xấu bất lương thì tha hồ lộng hành còn người tốt lượng thiện thì không có chỗ để tồn tạị Thúy Kiều bị dày vò đủ đường mà chỉ có một người duy nhất dám bênh vực nàng là Từ Hải thì cái xã hội ấy lại coi Từ Hải là giặc và cuối cùng bằng một sự phản bội xấu xa đã giết chết Từ Hảị Trong Truyện Kiều Từ Hải bị giết và sau đó Thúy Kiều tự tử trên sông Tiền Đường là những kết thúc bi thảm nhưng không thể khác được. Việc Thúy Kiều được cứu sống rồi được tái ngộ Kim Trọng với biết bao chua xót bẽ bàng ở cuối truyện không hề làm giảm ý nghĩa tố cáo của tác phẩm mà đúng như nhà thơ Xuân Diệu nhận xét nó là "bản cáo trạng cuối cùng" của tác phẩm nàỵ Truyện Kiều không những có nội dung sâu sắc mà nghệ thuật của nó cũng đạt đến một thành tựu rực rỡ. Nói đến thành công trong nghệ thuật Truyện Kiều trước hết người ta thường nói đến thành công của nhà thơ trong việc vận dụng tiếng Việt và thể thơ lục bát của dân tộc. Trong Truyện Kiều có sự kết hợp sức nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Truyện Kiều có không ít từ Hán Việt và điển cố lấy trong sách vở với lối diễn đạt đài các qúy phái nhưng tất cả đều được sử dụng có liều lượng đúng nơi đúng lúc nên đều hợp lý. Mặt khác trong Truyện Kiều lại có nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày ca dao tục ngữ nhưng tất cả cũng được sử dụng có chọn lọc tinh vi khéo léo kết hợp hài hòa với ngôn ngữ bác học. Thể thơ lục bát trong Truyện Kiều được nhà thơ khai thác triệt để khả năng biểu hiện của nó tinh tế giản dị mà có âm vang có thể diễn đạt được nhiều sắc thái của cuộc sống và những nét tinh vi tế nhị trong tình cảm của con ngườị Một thành công nữa cũng hết sức quan trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là nghệ thuật dẫn truyện và nghệ thuật miêu tả bao gồm miêu tả con người lẫn miêu tả thiên nhiên cảnh vật. Nhà thơ thường miêu tả rất tiết kiệm. Chỉ cần một vài câu thơ ông đã có thể khắc họa rõ nét được ngoại hình của một nhân vật hay dựng lên được một bức tranh phong cảnh. Nhưng tuyệt diệu nhất của nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều là miêu tả nội tâm nhân vật. Có thể nói trong văn học cổ không có một nhà thơ thứ hai nào thành công trong việc miêu tả nội tâm của nhân vật như Nguyễn Du nhất là nội tâm của nhân vật Thúy Kiềụ Có thể nói chính nhờ chiều sâu nhân bản ở nội dung của tác phẩm lại được thể hiện với nghệ thuật tuyệt vời nên Truyện Kiều của Nguyễn Du sống mãi với thời gian. Truyện Kiều: chuỗi nghĩa lịch đại chuỗi nghĩa đồng đạikhông rõ tác giả Việc nghiên cứu phê bình tiếp nhận "Truyện Kiều" đã gần hai trăm năm mà vẫn chưa bao giờ kết thúc. Dù có ý thức hay không có ý thức các nhà nghiên cứu và bạn đọc qua nhiều thời đại đã tiếp nhận "Truyện Kiều" và đem đến cho tác phẩm những cách hiểu khác nhau những quan niệm khác nhau về giá trị của nó. Đó là những "Chuỗi nghĩa lịch đại" và "Chuỗi nghĩa đồng đại". Ngay từ khi mới ra đời "Truyện Kiều" đã được dân gian tiếp nhận khá đa dạng. Cảm nhận của dân gian về "Truyện Kiều" vừa gần gũi vừa thiêng liêng nhưng cũng rất chân thành với các hình thức bói Kiều thơ vịnh Kiều hát tuồng Kiều diễn kịch Kiều... Người dân biết Kiều hiểu Kiều thưởng thức Kiều như thế nhưng họ đã từng bảo nhau:

Đàn ông chớ đọc Phan Trần;  Đàn bà chớ đọc Thúy Vân Thúy Kiều 
(Việt Nam văn học sử yếu - Dương Quảng Hàm)

Tự Đức trong bài "Dục Tông Anh hoàng đế ngự chế tổng tứ" cũng đi đến kết luận giá trị cơ bản của "Truyện Kiều" là ở chỗ nó phát ngôn cho đạo đức phong kiến:

Ngẫm lại cổ kim người hào kiệt Một thân mà gánh đạo cương thường Được thua sướng khổ thôi đừng nói Hẵng đem lời ngọc phủ văn chương!

Ở đây Kiều được tiếp nhận như là hiện thân của sự hy sinh thân mình để bảo vệ "luân thường đạo lý" phong kiến. Sức thuyết phục của "Truyện Kiều" đối với Tự Đức là rất đáng kể:

Mê gì như đánh tổ tôm Mê ngựa hậu bổ mê nôm Thuý Kiều (Vịnh Kiều)

Đứng trên quan điểm đạo đức tiêu biểu cho quan niệm "trung hiếu tiết nghĩa" "tam cương ngũ thường" Minh Mệnh trong bài "Thánh Tổ Nhân hoàng đế ngự chế tổng thuyết" đã ca ngợi Thúy Kiều là con người biết giữ tròn "đạo hiếu" "biết tiết biết nghĩa". Nguyễn Văn Thắng cũng ca ngợi Thuý Kiều:

Xét sau trước đủ trung trinh tiết nghĩa

Còn đối với Nguyễn Công Trứ thì trái lại Thuý Kiều chẳng có hiếu hạnh tiết nghĩa gì cả:

Đã biết mà hồng thời phận bạc Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng vàng Chiếc quạt thoa đành phụ nghĩa Kim lang Nặng vì hiếu nhẹ vì tình thời cũng phải. (Vịnh Kiều)

để rồi Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải

Tấm thân tàn đem bán lại thanh lâu Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu Mà bướm chán ong chường cho đến thế. (Vịnh Kiều)

Nguyễn Công Trứ đã lên án Thúy Kiều một cách gay gắt:

Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa Đoạn tường cho đáng kiếp tà dâm Bán mình trong bấy nhiêu năm Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai Nghĩ đời mà ngán cho đời. (Vịnh Thuý Kiều)

Đứng trên quan đểm nhân sinh quan điểm xã hội để bình luận nhiều nhà tri thức không chịu sự ràng buộc bởi quan niệm đạo đức lễ giáo phong kiến và ít nhiều bất mãn với xã hội đương thời thì trong chừng mực nào đó họ tìm thấy hình bóng cuộc đời mình trong cuộc đời chìm nổi của Thuý Kiều. Phạm Quý Thích đã than thở: Đoạn trường mộng lý căn duyên liễu Bạc mệnh cẩm chung oán hậu trường "Cái nợ sầu của hai chữ tài tình tuy khác đời mà cùng chung một dạ..." là vậy. Chu Mạnh Trinh thì đau xót và cũng nói đến "tình thương người đồng điệu": Than ôi! Một bước phong trần mấy phen chìm nổi Trời tình mù mịt bể hận mênh mông

Sợi tơ nhành theo gió đưa đi Cánh hoa rụng chọn gì đất sạch (Vịnh Kiều)

Chu Mạnh Trinh tỏ ra thông cảm và thương xót đối với cuộc đời bất hạnh của Thúy Kiều. Nếu như "Mộng Liên Đường chủ nhân" cắt nghĩa "Tài mà không được gặp gỡ tình mà không được hả hê đó là căn nguyên của hai chữ đoạn trường vậy" thì Chu Mạnh Trinh cao hơn một mức: ông cho rằng nguyên nhân sâu xa của bấy nhiêu đau khổ trong cuộc đời Thúy Kiều cũng như cái chết của Từ Hải là do bất công của xã hội. Chu Mạnh Trinh thì nhất định biện hộ cho Kiều trước những lời kết án gay gắt của những người đứng trên quan điểm phong kiến cố chấp. Còn Nguyễn Khuyến thì nhận thức sâu sắc về thế lực ma quái của đồng tiền. Đó là nguyên nhân sâu xa của muôn vàn tội ác:

Số kiếp ở đâu mà lận đận Sắc tài cho lắm cũng lôi thôi Cành hoa vườn Thúy duyên còn bén Ngọn nước sông Tiềh nợ chẳng xuôi (Tống vịnh Kiều)

Nhưng Tản Đà lại thông cảm với nỗi lòng đầy bi kịch của Thúy Kiều:

Đôi hàng nước mắt đôi làn sóng Nửa đám ma chồng nửa tiệc quan (Thúy Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến)

Phạm Quỳnh cũng ca ngợi Thúy Kiều "phong tình mà tiết hạnh". Phạm Quỳnh đã lớn tiếng rằng: "Một nước không thề không có quốc hoa "Truyện Kiều" là quốc hoa của ta một nước không thể không có quốc tuý "Truyện Kiều" là quốc túy của ta một nước không thể không có quốc hồn "Truyện Kiều" là quốc hồn của ta... Truyện Kiều còn tiếng ta còn có gì mà lo có gì mà sợ" (Nam Phong tạp chí) Phạm Quỳnh cho rằng "Thúy Kiều có cái đức nghiêm của người phụ nữ mà lại có cái vẻ phong tình của khách phong lưu đức hạnh đủ khiến kính tài tình đủ khiến yêu giá trị đủ khiến quý thân thể đủ khiến thương vì cảnh ngộ mà nặng kiếp đào hoa trọng tình ý vẫn người tiết nghĩa ; ở nơi ô nhục mà vẫn giữ được tiết hạnh thanh cao gặp gian nan mà không hề đắm đuối Kiều nương thật là gồm được bấy nhiêu tư cách nên ai cũng phải kính phải thương phải yêu phải trọng" (Nam Phong số 30-1919) Cụ Huỳnh Thúc Kháng lại ví "Truyện Kiều" với chiếc hộp sơn son thiếp vàng "Về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt mà ở trong lại đựng những vật có chất độc". Rồi mấy lần cụ gọi Thúy Kiều là "Con đĩ Kiều"

"Cái giống độc con đĩ Kiều" Theo trai gác xỏ lời cha mẹ Làm đĩ đành phận kiếp ngựa trâu.

Cụ Huỳnh Thúc Khánh cho rằng: "Chuyện phong tình hồi tâm kia không đáng làm sách dạy gieo cái nộc gió trăng hoa liễu trong tâm não thiếu niên nam nữ ta". (Tạp chí Tiếng Dân - 1934) Do ý thức yêu nước và quan niệm đạo đức phong kiến Ngô Đức Kế cho rằng "Truyện Kiều tuy hay mà truyện là truyện phong tình thì cái vẻ ai dâm sầu oán đạo dục tăng bi tám chữ ấy không tránh đằng naò cho khỏi. Thế mà ngày nay đức văn sĩ giả dối ta biểu dương "Truyên Kiều" lên để khai hoá cho quốc dân đem "Truyện Kiều" mà làm sách "Quốc văn giáo khoa" (sách dạy) làm sách "Sư phạm giảng nghĩa" (sách thầy)". Ông còn chê Phạm Quỳnh là "Một anh giả dối lóp lép đứng đầu sùng bái Kiều một bọn u mê hờ hững gào hơi ráng sức để hoạ theo còn một lớp người chỉ nghe lóm nhìn mồm thì vỗ tay tán thưởng khiến người bịt tai bưng mũi phải nhức đầu long óc vì những tiếng hô "Quốc văn! Kim Vân Kiều! Nguyễn Du!". Ngô Đức Kế còn cho rằng "Truyện Kiều là sách quốc văn ăn vào trong óc thấm vào trong đầu tỉ như ngoại tà đã nhập vào ngũ tạng quỷ tà ám mất linh hồn thời dù lang y giỏi đến đâu pháp sư cao tay ấn đến đâu cũng không cưú được nữa" (tạp chí Hữu Thanh - 1924) Hoài Thanh thì nói về "Truyện Kiều" như sau: "Cái đẹp ở "Đoạn trường tân thanh" cái chất thơ bàng bạc ở trong "Truyện Kiều" cũng cần phải được cảm thấy một cách hồn nhiên. Cứ phân tích cứ giảng giải nó sẽ tan đi. Đến đây phải im hơi phaỉ nhẹ bước mới hòng nhận thấy cái đẹp khi dịu dàng thùy mị khi tráng lệ huy hoàng" (Nghìn thu vọng mãi Hoài Thanh. Tháng 3-1974) "Truyện Kiều" trước hết là tiếng kêu bi thương một lời nguyền rủa một giấc mơ tất cả bắt nguồn từ tấm lòng yêu thương vô hạn đối với con người. Tiếp nhận "Truyện Kiều" qua "cảm hứng tố cáo chế độ phong kiến" Hoài Thanh đề cao "Từ Hải đã thực hiện một cách gián tiếp ước mơ có lẽ tha thiết nhất trong cuộc đời của Nguyễn Du". Đó chính là ước mơ công lý "Giữa cuộc đời cơ cực của Kiều Từ Hải đã xuất hiện như một vì sao lạ làm sáng rực cả đời Kiều" Lan Khai cho rằng cái đẹp của "Truyện Kiều" là ở chỗ nó diễn đạt được "cái hay nhất của lòng người qua thời gian cái con người vĩnh viễn":
Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc nữa soi dặm trường
Lưu Trọng Lư tiếp nhận "Truyện Kiều với đầy đủ nghĩa "Kiều như một người của nhân tính muôn thuở". Xuân Diệu với tư cách là một nhà thơ ông có những rung động thật rằng "Chết mà không nhục mà còn đánh lại quân thù cho đến hơi thở cuối cùng rồi ngang nhiên đứng sững đó. Từ Hải chết đứng bao nhiêu người vùng lên đã bao phen chết đứng. Nhưng qua đời này đến đời nọ gián tiếp rồi trực tiếp họ đều đóng góp cho cuộc cách mạng cuối cùng thành công: cách mạng vô sản!" Đó chính là cảm hứng xuất phát từ hiện thực rối ren thối nát của một thời đại đã qua. Nhưng ý kiến tiếp nhận của Trần Trọng Kim lại khác ông viết "Tình ái như Kiều trước sau biết nặng lời non nước biết lấy hiếu làm trinh biết nhân biết nghĩa thì làm sao không cho là luân lý cho được ?" (Minh Văn và Xuân Tước - 1964) Đó là những "lời nói" những "giá trị" đã tạo nên chuỗi nghĩa trong lịch sử tiếp nhận "Truyện Kiều" - "chuỗi nghĩa lịch đại". Từ sau 1945 đến nay việc phê bình và tiếp nhận "Truyện Kiều" không đặt ra vấn đề luân lý đạo đức không đi vào những chi tiết vụn vặt không tuyệt đối hoá giá trị văn chương của "Truyện Kiều" không thần bí hoá thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du. Ở Nguyễn Du nếu là một tâm hồn không bị sóng gió vùi dập một trái tim không hồi hộp trước những nỗi đắng cay của bức tranh thế sự một lương tâm không phẫn nộ trước những thói đời vô nhân bạc nghĩa thì nghệ sĩ dẫu có tài ba lỗi lạc đến đâu cũng không tìm ra được nhưng âm điệu những vần thơ khiến cho người đọc trong cuộc nghe như khóc như than như uất ức như oán hờn. Chế Lan Viên thì thổn thúc trước số phận nàng Kiều:

Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lắm truân chuyên Bỗng quý Kiều như đời dân tộc Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường (Văn học lớp 10)

Lê Đình Kỵ lại có ý kiến thật là khác lạ: "Nguyễn Du không nặn ra một Thúy Kiều để làm rạng danh cho vấn đề đạo đức (tức nói về trung hiếu tiết nghĩa) mà Nguyễn Du xây dựng nhân vật Thuý Kiều theo cái riêng của mình khác xa chế độ phong kiến". Đặng Thanh Lê cho rằng: "Truyện Kiều là một thành tựu đạt đến giá trị mẫu mực cổ điển. Kiệt tác văn học đã tở thành sự kiện văn hoá lớn thành một tổng thể giá trị văn hoá cộng đồng xuất hiện và tái sinh trong nhiều lĩnh vực văn hoá khác của một đất nước". Nhận xét về Thúy Kiều Nguyễn Lộc viết: "Thúy Kiều không còn là con người bình thường mà phải là một nhân cách một thước đo một nguyên lý cuộc sống để mọi giá trị thực hay giả của đời sống đối chiếu với nó hay soi mình vào đó sẽ bộc lộ tất cả những bản chất tuyệt vời cao đẹp hay bỉ ổi xấu xa không thể nguỵ trang che dấu được". Mạnh Quân thì bộc bạch cảm nghĩ riêng: "Truyện Kiều dù nhiều người khen tôi vẫn không thích vì các nhân vật trong đó chẳng có mống nào ra hồn toàn thứ thư sinh ẻo lả hay man trá lưu manh chỉ được chút Từ Hải thì lại vì quá mê gái mà tiêu tan sự nghiệp và tính mạng" (Truyện ngắn: Thần tượng của tôi) Các nhà lý luận văn học lại nhận xét: "Truyện Kiều là vấn đề số phận con người bị áp bức trong xã hội đồng thời là tiếng nói nhân đạo chủ nghĩa cất lên tha thiết từ xã hội đó. Đó là tiếng nói của tầng lớp người đau khổ đòi tự do yêu đương đòi công lý". "Chuỗi nghĩa lịch đại" và "Chuỗi nghĩa đồng đại" để trên đã tạo nên lịch sử tiếp nhận "Truyện Kiều". Lịch sử tiếp nhận "Truyện Kiều" sẽ còn được nối tiếp bằng ý kiến của bạn đọc hiện tại cũng như bạn đọc trong tương lại kể cả "các bạn đọc" ở dưới mái nhà trường. Truyện Kiều qua các thời đại--- không rõ tác giả --- Truyện Kiều ra đời đã được chừng một trăm tám mươi năm. Những ý kiến phát biểu về Truyện Kiều nhiều không kể xiết. Bài này chỉ điểm qua một số thơ văn khen chê Truyện Kiều viết trước Cách mạng Tháng Tám. Tương truyền khi sáng tác xong Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) Nguyễn Du đưa bản thảo cho người bạn văn chương tri kỷ của mình là Phạm Quý Thích xem. Phạm rất tán thưởng nhuận sắc lại một vài chỗ đổi tên sách thành Kim Vân Kiều tân truyện làm bài thơ ề từ rồi cho đem khắc ván in ở phố Hàng Gai Hà Nội. Bài thơ đề từ ấy sau này được khắc lên đầu tất cả các bản Kiều nôm và hơn một trăm năm sau được in lại nguyên văn trên bản Kiều quốc ngữ của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim Vĩnh Hưng Long xuất bản năm 1925:

Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường Bản thế yên hoa trái vị thường Ngọc diện khởi ưng mai thủy quốc Băng tâm tự khả đối Kim lang Đoạn trường mộng tỉnh căn duyên liễu Bạc mệnh cầm chung oán hận trường Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy Tân thanh đáo để vị thùy thương

Dịch nghĩa: Người giai nhân (Kiều) ví chẳng đến sông Tiền Đường (thì) cái nợ yên hoa nửa đời vẫn chưa trả xong. Nét mặt ngọc của nàng sao lại phải vùi xuống dưới nước; tấm lòng trong sạch của nàng lúc nào cũng không thẹn với chàng Kim. Giấc mộng đoạn trường khi đã tỉnh ra thì cái căn duyên cũng đã giũ sạch; tiếng đàn bạc mệnh tuy đã hết khúc mà nỗi oán hận vẫn còn dài. (Thế mới hay) một mảnh tài tình là cái lụy chung muôn đời. (Vậy thì) quyển Tân thanh này cốt để thương xót ai? Bài thơ trên đây là bài thơ vịnh Kiều đầu tiên cũng là bài tựa Truyện Kiều đầu tiên. Ngày từ khi ra đời Truyện Kiều đã được dùng làm đề tài cho một trào lưu văn nghệ cung đình. Ngoài bài thơ đề từ của Phạm Quý Thích còn có những lời bình luận của Vũ Trinh và Nguyễn Lượng bài tổng thuyết của Minh Mệnh 30 bài thơ đề vịnh của Hà Tông Quyền tập Kim Vân Kiều án của Nguyễn Văn Thắng bài tổng từ của Tự Đức... Nhưng đánh giá cao nhất Truyện Kiều lại là một bài tựa Truyện Kiều bài của Tiên Phong Mộng liên đường viết vào cuối thời Minh Mệnh. Mộng liên đường hết sức đề cao tầm nhìn của Nguyễn Du hết lời ca ngợi tấm lòng của Nguyễn Du: "Nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõ tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có các bút lực ấy. Có thể nói Mộng liên đường đã khám phá được tâm sự của Nguyễn Du vậy. Mộng liên đường cũng hết lời ca ngợi thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du thể hiện qua Truyện Kiều "Dẫu đời xa người khuất không được mục kích tận nơi nhưng lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút nước mắt thấm ở trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi đau đớn như đứt ruột". Cuối thế kỷ XIX với bài tựa Đoạn trường tân thanh viết năm 1898 Đào Nguyên Thổ cũng hết sức đề cao thiên tài Nguyễn Du và nêu tác dụng kỳ diệu của Truyện Kiều: (Truyện Kiều) "Nói tình thì vẽ được hình trạng hợp ly cam khổ mà tình không rời cảnh tả cảnh thì bày hết thú vị tuyết nguyệt phong hoa mà cảnh tự vướng mình mực muốn múa mà bút muốn bay chữ hay phô mà câu hay nói khiến người khóc khiến người vui khiến người buồn khiến người giở đi giở lại ngàn lần càng đọc thuộc lại càng không biết chán thật là một khúc Nam âm tuyệt xướng. Ngày nay nào khách văn chương bạn thoa quần cho đến kẻ buôn bán người thôn hào không ai là không có một quyển Kiều cầm tay để thưởng thức. Ngay như cả những người không biết lấy một chữ mà cũng học thuộc dăm câu cũng thường khi nằm khi ngồi đem ra ngâm ngợi. Ôi! Sao mà lại có thứ văn làm say người đến thế!..." Thật đúng! Biết bao nhiêu người đã mê Truyện Kiều. Ngay Tự Đức tuy rất bất bình khi đọc những câu ca ngợi "tên giặc" Từ Hải cũng phải nói: Mê gì? - Mê đánh tổ tôm Mê ngựa hậu bổ mê nôm Thúy Kiều Nhưng mê Truyện Kiều thì không ai bằng Chu Mạnh Trinh. Chu Mạnh Trinh không chỉ mê Truyện Kiều mê văn chương Truyện Kiều mà chính là mê cả nàng Kiều y như mê một giai nhân có thật. Chu Mạnh Trinh ca ngợi đạo đức Thúy Kiều là "Người thục nữ đủ đường hiếu nghĩa" ca ngợi tài sắc Thúy Kiều "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh vậy nên khách đa tình say chuyện phong lưu trăn măm cũ còn ghi tên tuổi hão người chép sách tiếc vì tài sắc ngàn thu sau còn nhặt chút phấn hương thừa". Chu Mạnh Trinh mơ tưởng sẽ dựng một ngôi nhà vàng cho Kiều mơ tưởng mượn cỏ thơm gọi hồn Kiều về rồi như thấy bóng Kiều hiện về đâu đó: "Hỡi ơi! Hồn còn biết hay chăng? Bóng hoàn bội tưởng ra vào Lạc Phố!" Mê Kiều không ai bằng Chu Mạnh Trinh thì bênh vực Kiều Chu Mạnh Trinh cũng đã bênh vực một cách tài tình hơn ai hết. Để bênh vực cái việc Kiều tự tiện thề thốt với Kim Chu Mạnh Trinh đã mượn ý hai câu thơ cổ (9) tả một cái vườn đóng kín với một cành hạnh đỏ vươn ra ngoài tường nở hoa. Hoa hạnh đã nở ngoài tường chỉ vì sắc xuân trong vườn đầy dẫy không sao giữ lại được. Kiều tự tình với Kim thì chẳng qua cũng như bông hạnh kia. Ai lại nỡ khe khắt với một cành hoa vươn ra nở ngoài tường nhất là nó vẫn giữ được tiết sạch giá trong: "Cũng có kẻ bảo tại nước chảy mây trôi lỡ bước nên cành đưa lá đón quen thân. Nào biết đâu bông hạnh nở ngoài tường chưa để con ong qua tới". Nếu có nhiều người mê Truyện Kiều thì số người chê Thúy Kiều cũng không phải ít. Trong số những người ấy ta thường nhắc đến Nguyễn Công Trứ. Trong một bài hát nói Nguyễn Công Trứ đã dõng dạc lên án Thúy Kiều: Bạc mệnh chẳng làm người tiết nghĩa Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm! Ai tà dâm? Người con gái phải bán mình chuộc cha hay người khách làng chơi đi tìm thú vui trụy lạc? Phong tình có tiếng như Nguyễn Công Trứ đáng lẽ nên dè dặt mới phải! Tản Đà rất thích Truyện Kiều nhưng đối với nhân vật Thúy Kiều nhà thơ mang một thành kiến nặng nề thể hiện trong bài Thúy Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến: ... Đôi hàng nước mắt đôi làn sóng Nửa đám ma chồng nửa tiệc quan Tổng đốc có thương người bạc phận Tiền đường chưa chắc mả hồng nhan... Thật là tàn nhẫn! Rõ ràng Tản Đà không thông cảm một chút nào với nỗi đau đớn của Thúy Kiều sau khi Từ Hải bị giết. Chê Thúy Kiều không chỉ có Nguyễn Công Trứ Tản Đà mà còn nhiều nhà nho nữa. Ngay trong thôn xóm ngày xưa cũng lưu hành lời lên án Truyện Kiều: Đàn ông chở kể Phan Trần Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều Nói về thân phận Thúy Kiều sư Tam Hợp có câu: Vậy nên những chốn thong dong Ở không yên ổn ngồi không vững vàng. Có thể nói lịch sử Truyện Kiều cũng long đong như thế! Đúng là tiếng thơ ấy yêu thương như tiếng ru của mẹ thân thiết như tiếng gọi của quê hương nghìn năm sau sẽ còn vọng mãi.

Tác giả: Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Viết Xuân
Nguồn: https://edu.viettel.vn/

CÙNG CHUYÊN MỤC

Những bài thơ hay

Tản văn, bút ký

Truyện ngắn

Tác phẩm âm nhạc