Nghi Xuân cần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian
HNTĐ
Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cần tăng cường công tác tuyên truyền cho thế hệ trẻ nhiệt tình, tự nguyện tham gia CLB ca trù, dân ca ví, giặm... nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.
Sáng 28/1, Ban Văn hóa Xã hội, HĐND tỉnh có buổi làm việc với huyện Nghi Xuân việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 93/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, Truyện Kiều, Mộc bản trường học Phúc Giang và Hoàng hoa sứ trình đồ giai đoạn 2018 – 2025.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ, Phó Trưởng ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh Đào Anh Nga chủ trì làm việc.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có trên 226 CLB gồm: 18 CLB Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh ở các xã, thị trấn; 49 CLB dân ca, ví, giặm Nghệ Tĩnh ở trường học các cấp; có 2 câu lạc bộ ca trù, 2 câu lạc bộ Trò Kiều, 1 câu lạc bộ sắc bùa, 1 CLB chèo văn, 1 CLB chèo nghẹt, 152 CLB văn nghệ dân gian thôn, tổ dân phố.
Huyện Nghi xuân luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các hệ thống thông tin đại chúng, trên Cổng thông tin điện tử huyện, trang thông tin điện tử, hệ thống truyền thanh các xã, thị trấn và thôn, TDP; các trang mạng xã hội… đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 93 số 93/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
Nghi Xuân Hà Tĩnh cần tăng cường công tác tuyên truyền cho thế hệ trẻ nhiệt tình, tự nguyện tham gia CLB ca trù, dân ca ví giạm... nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian.
Ngoài ra, huyện đã phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện tốt các chính sách chung của tỉnh trên lĩnh vực quản lý các giá trị văn hóa, hướng dẫn cơ sở thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của tỉnh.
Trong hai năm 2019 và 2020 ngân sách tỉnh bố trí kinh phí hoạt động cho các CLB dân ca ví, giặm là 270 triệu đồng; CLB trò kiều, ca trù là 90 triệu đồng.
Đoàn đi khảo sát tại Khu lưu niệm Nguyễn Du
Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn đã có những trao đổi cụ thể về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 93/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh trên địa bàn huyện Nghi Xuân như: chi phí đào tạo nhân lực; việc phân cấp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích vẫn còn nhiều vấn đề cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của huyện và những quy định của pháp luật.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trân Văn Kỳ đề nghị huyện Nghi Xuân tăng cường công tác quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn và quản lý tốt công tác lễ hội hàng năm.
Đoàn giám sát đề nghị huyện thời gian tới Nghi Xuân Hà Tĩnh cần tăng cường công tác tuyên truyền cho thế hệ trẻ nhiệt tình, tự nguyện tham gia CLB ca trù, dân ca ví giặm... nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.
Xuân Hòa
Nguồn: https://baohatinh.vn/
CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Nghi Xuân - vùng đất cổ giàu trầm tích văn hóa
Là huyện phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh, Nghi Xuân là vùng đất cổ giàu trầm tích văn hóa, hội tụ tinh hoa của các nền văn hóa cổ với dày đặc các di chỉ khảo cổ học kết nối liên tục các giai đoạn lịch sử hình thành của con người nơi đây từ thời tiền sử đến nay. -
Người dân “miền đất hát” Hà Tĩnh quyết tâm lưu giữ văn hóa truyền thống
Nghi Xuân vốn được coi là “miền đất hát” của Hà Tĩnh. Trên lộ trình xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu, việc lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ trọng tâm mà chính quyền và Nhân dân nơi đây đặc biệt chú trọng. -
Vẻ đẹp của tiếng Việt trong Truyện Kiều
Truyện Kiều không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một tập đại thành của văn hóa Việt Nam. Năm 2020 là năm thế giới và Việt Nam tưởng niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du. Đây là dịp để chúng ta hiểu sâu thêm Truyện Kiều và tầm vóc vĩ đại của Nguyễn Du trên mọi bình diện: văn...