Người đưa ‘Truyện Kiều’ và hồn cốt Việt trong ‘Én Xuân 2021’
HNTĐ
Tiết mục “Đôi nét về tác phẩm truyện Kiều và vẻ đẹp của tiếng Việt” do Thiên Kim thể hiện trong “Én Xuân” tập 7 được đánh giá là một tác phẩm chạm đến cảm xúc, hồn cốt, tâm linh Việt
Én Xuân 2021 là cuộc thi người dẫn chương trình dành cho lứa tuổi trung niên. Trong tập 7 với chủ đề Điều tuyệt vời được phát sóng tối 20/11, tiết mục Đôi nét về tác phẩm truyện Kiều và vẻ đẹp của tiếng Việt của thí sinh Thiên Kim được đánh giá mang đậm “hồn cốt Việt, tâm linh Việt”.

Màn trình diễn của Thiên Kim về Truyện Kiều gây ấn tượng mạnh với giám khảo
Chị kể lại chặng đường 15 năm lưu lạc của Thuý Kiều, bắt đầu bằng việc được dự báo về số phận truân chuyên với câu “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. Hoạn Thư trong mắt Thiên Kim dù không đủ tài sắc như Kiều nhưng lại có khí chất và phẩm hạnh khi không thua về tâm thế.
Bởi thế, Hoạn Thư vì cảm thương cho thân phận long đong của người tài hoa mà tha cho Thuý Kiều, còn Thuý Kiều vì nể trọng nghĩa khí của Hoạn Thư mà dứt tình với Thúc Sinh.
Thiên Kim cũng nhấn mạnh đến “phận đàn bà” khi Thuý Kiều thăm mộ Đạm Tiên để ám chỉ “phận hồng nhan”. Và sau 15 năm, Kiều trở về quê nhà, thoát kiếp “đa tình đa mang”.

Giám khảo đánh giá Thiên Kim tạo nên tác phẩm cho người dẫn chuyện
Đạo diễn, giám khảo Vũ Thành Vinh đánh giá cao màn trình diễn của Thiên Kim: “Người dẫn chương trình không được xem là một cá thể độc lập nhưng chị lại sáng tạo nên tác phẩm cho riêng mình. Ai làm về Kiều cũng áp lực khủng khiếp, nhưng chị chọn lát cắt rất hay, rất can đảm, dàn dựng đâu ra đó. Chị bắt nhịp, hoà nhịp và thăng nhịp”.
Thanh Bạch cũng phải thừa nhận rằng Thiên Kim giúp mọi người có cái nhìn khác về Hoạn Thư và anh cho rằng nhờ cách ứng xử của Hoạn Thư mà Kiều mới biết mình phải làm gì.
Khi MC kiêm giám khảo Thanh Bạch hỏi thêm về việc tạo nên tiết mục, thí sinh cũng thừa nhận đây là đề tài rất khó. Chị viết 12 trang kịch bản nhưng chắt lọc còn 2,5 trang giấy. Nhưng chị nuôi ước muốn được lần được đứng trên sân khấu để nói về Kiều.

Chị là một trong những thí sinh hiếm hoi làm về sử Việt, văn hoá Việt thành công
“Truyện Kiều và ngôn ngữ Việt Nam đã chạm đến cảm xúc, em chỉ truyền tải lại thôi”, Thiên Kim nói khi nghe Thanh Bạch khen ngợi.
MC Thanh Thảo dành những lời có cánh: “Em say sưa để xem và khao khát giá như đây là video trọn vẹn cho học sinh bắt đầu làm quen với truyện Kiều, để yêu Kiều trước khi đến với tác phẩm thì hay biết mấy”.
Đạo diễn Vũ Thành Vinh bày tỏ sự lo ngại khi Thiên Kim “lỡ chơi như vậy rồi không biết sắp tới sẽ là gì”. Với niềm đam mê văn hoá, sử Việt, sắp tới Thiên Kim tiếp tục chọn đề tài nguồn gốc cải lương, sử thi “Đẻ đất đẻ nước”.
Chị nhận bản thân là “cánh én không tuổi, đang thắp lại thanh xuân” nhờ các tác phẩm dẫn chuyện. Thiên Kim từng mở cà phê kịch bệt từ 10 năm trước nhưng rồi chị bận bịu với gia đình, giờ mới có cơ hội trở lại với đam mê.
Ở sân chơi truyền hình thực tế, không nhiều thí sinh chọn đề tài “khó khằn” về lịch sử, văn hoá dân tộc. Càng không có nhiều tiết mục tạo được ấn tượng ở đề tài này. Bởi thế, màn trình diễn của Thiên Kim gây được tiếng vang lớn với những khán giả yêu lịch sử, văn hoá Việt Nam.
An Nhiên
Nguồn: https://thethaovanhoa.vn/
CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Vẻ đẹp của Hoạn Thư trong truyện Kiều
Cũng như nhiều nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Hoạn thư không chỉ được độc giả biết đến trong trang sách, mà đã bước ra cuộc đời, rất quen thuộc với cuộc sống con người Việt Nam. Hiện nay, không còn mấy những ý kiến coi đây là nhân vật tiêu biểu cho sự tàn bạo độc ác. Trong... -
Văn chương truyện kiều mê hoặc lòng người
Truyện Kiều đã khiến hàng nghìn, hàng vạn người phải động bút. Những cuộc tranh luận của các học giả kéo dài suốt hơn hai trăm năm cho đến nay vẫn không dứt. Tuy vậy mọi người đều thống nhất ở một điểm là Truyện Kiều hay ở văn chương. Những học giả tầm cỡ, có ảnh hưởng rộng đều thốt... -
Lịch sử một câu nói “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”
Đó là câu nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”. Câu này ở trong bài diễn thuyết bằng quốc văn đọc tại buổi lễ kỷ niệm Nguyễn Du nhân ngày mất của nhà thi hào (10.8 âm lịch) do Ban Văn học của Hội Khai Trí Tiến Đức tổ chức tại Hà Nội ngày 8.9.1924. Khách... -
Nguyễn Du nghĩ gì về “thơ”? - thử tìm một lý giải
“Của tin, gọi một chút này làm ghi” (Nguyễn Du, Đoạn trường tân thanh) Trước tác thơ Nôm Truyện Kiều trong nội một đêm (theo truyền thuyết), Nguyễn Du kết thúc Đoạn Trường Tân Thanh bằng 6 chữ ngắn ngủi, - để nói theo cách hiện đại - “nhận định” về chính thơ ông: Lời quê chắp... -
Chữ “tôi” trong Truyện Kiều
Ngôn ngữ nói chung và chữ tôi nói riêng, khi bước vào tác phẩm văn học cũng có số phận thăng trầm liên quan mật thiết đến những thăng trầm của lịch sử nước nhà. Tìm hiểu chữ tôi trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam là một đề tài khá lý thú. Ở bài viết này, tôi chỉ đi sâu...